Trong những năm 60 và đầu những năm 70, người ta nhận thấy rằng thế giới sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng nếu hệ sinh thái của hành tinh không được quan tâm đúng mức. Chất lượng không khí ở những khu vực đông dân trên toàn cầu đã bị phá huỷ đến mức báo động. Rất nhiều dòng sông trên thế giới đã bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống ở biển. Do đó nguồn nước trở nên không an toàn để con người có thể sử dụng với các mục đích khác nhau
Thậm chí nước mưa, nguồn nước thường được coi là trong sạch nhất đã trở thành nguồn gây độc cho các loại thực vật, ô nhiễm các dòng sông và phá huỷ các thiết bị ô tô do nước mưa có tính a xít. Một bức tranh toàn cảnh truyền từ vệ tinh cho thấy rằng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên trái đất. Sự ô nhiễm hành tinh do hoạt động của con người đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với mọi người.
Ô nhiễm môi trường không phải là một vấn đề mới. Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người đã tồn tại từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên, có thể thấy sự liên hệ giữa việc ô nhiễm rộng rãi trên toàn thế giới và cuộc cách mạng về công nghiệp. Trong thế kỷ 19 và 2/3 của thế kỷ 20, các nhà máy mọc lên trên khắp các thành phố. Việc sử dụng điện của các khu dịch vụ, các cửa hàng và các căn hộ hàng ngày đã thải ra hàng loạt các chất thải vào không khí, vào các dòng sông, dòng suối và đất. Khi dân số không nhiều, thì vấn đề dân số đối với môi trường chỉ là vấn đề nhỏ, không cần quan tâm tới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc nhân lên của các nhà máy tại các thành phố; việc tăng số lượng của việc sử dụng các chất độc hại như thuốc trừ côn trùng, thuốc trừ cỏ và phân bón hoá học; với ảnh hưởng của mỗi cá nhân trong việc tạo ra ô nhiễm môi trường từ việc mưu sinh của mình (chủ yếu thông qua việc sử dụng các nguyên liệu hoá thạchvà với việc các nguồn gây nguy hại cho hệ sinh thái ngày càng nhiều, sự lờ đi các vấn đề tồn tại không phải là một giải pháp nữa. Dân số thế giới đã tăng từ 2.5 tỉ năm 1950 lên gần 6 tỉ vào thời điểm hiện nay. Việc tăng dân số có nghĩa là dẫn đến ô nhiễm môi trường và đồng thời với việc khai thác tài nguyên nhiều hơn. Ô nhiễm môi trường và tăng sự chịu đựng của thiên nhiên diễn ra cùng một lúc. Chúng ta chỉ có thể có những nỗ lực theo một cách nào đó để kiểm soát dân số nhưng chúng ta không thể giảm việc tăng dân số theo ý định của chúng ta. Chỉ một thông số chúng ta có thể giảm được trong vòng kiểm soát của chúng ta - đó là vấn đề ô nhiễm.
Vào giữa những năm 80, việc quan tâm đến môi trường đã trở lên quan trọng. Tầng ô zôn bảo vệ môi trường đang giảm dần, và đồng thời tầng khí quyển cũng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính từ đó dẫn đến việc nóng lên toàn cầu. Những vệt cỏ dài bị huỷ hoại được quan sát thấy tại vùng mưa nhiệt đới và các nhà khoa học đã cảnh báo rằng toàn bộ hành tinh có thể bị nguy hiểm nếu việc phá rừng để làm nương vẫn tiếp tục. Quan điểm của các nhà khoa học khác nhau về việc suy giảm tầng ozon. Một số nhà khoa học nhấn mạnh rằng việc tiếp tục sử dụng chlorofluorocarbons sẽ phá huỷ tầng ozon. Chlorofluorocarbons hay CFC được thấy phổ biến trong ngành công nghiệp dung môi, hệ thống điều hoà và gần đây thấy trong các thùng chứa sơn, thuốc xịt tóc và các sản phẩm khác. Việc suy giảm tầng ozon có thể gây ung thư da. Tương tự như vậy, nếu chúng ta tiếp tục đốt các sản phẩm từ các nguyên liệu hoá thạch (than, các sản phẩm dầu mỏ) với mức độ như hiện nay hoặc cao hơn, mỏm cực băng có thể tan chảy và dẫn đến ngập lụt trên toàn thế giới.
Các nhà khoa học không thể nhất trí với quan điểm việc nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Trong khi một nhóm cho rằng nhiệt độ trái đất là tuần hoàn theo các chu kỳ ngắn và dài và chu kỳ này rất rõ rệt. Một nhóm khác, khi đã thu thập ý kiến từ các phương tiện thông tin đại chúng và các chính phủ khác nhau cho rằng sự thay đổi khí hậu rất rõ rệt và điều đó do con người gây nên. Có thể thấy rất rõ ràng rằng môi trường đã và đang bị con người phá huỷ và các hệ thống sinh thái của trái đất cần được quan tâm hơn.
Vấn đề môi trường đang ngày càng được các quốc gia quan tâm. Luật bảo vệ môi trường của Mỹ đã được Quốc hội thông qua vào năm 1969, cơ quan bảo vệ môi trường Hoa kỳ đã được thiết lập. Mỹ đã triệu tập hội nghị về môi trường tại Stockhom năm 1971. Hai kết quả quan trọng có được từ hội nghị này: Thứ nhất, chương trình môi trường (UNEP) của Mỹ đã được thiết lập. UNEP sẽ phụ trách vấn đề thúc đẩy trách nhiệm và nhận thức môi trường trên toàn thế giới. Nhiệm vụ của UNEP là thông tin đến toàn thế giới về vấn đề môi trường. Thứ hai, hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đã được thiết lập. Năm 1987, WCED đã xuất bản một báo cáo kêu gọi các ngành công nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Cũng vào năm 1987, một cuộc họp toàn thế giới đã được tổ chức tại Montreal để xây dựng thoả thuận cần thiết cho việc cấm sản xuất các hoá chất phá huỷ tầng ozôn.
Kết quả của báo cáo của WCED là hội nghị về môi trường và phát triển của Mỹ năm 1992 (còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh về trái đất) ở Rio de Janeiro. Để chuẩn bị cho hội nghị này và để ghi nhận sự thành công của việc phát triển tiêu chuẩn ISO 9000 - hệ thống quản lý chất lượng, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) được đề nghị tham dự. Trong suốt năm 1991, ISO cùng với hội đồng quốc tế về kỹ thuật mạ thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước. SAGE cho rằng việc nhóm ISO xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ thực hiện và đánh giá là rất thích hợp. ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992.
Tuy nhiên, một số vấn đề nảy sinh trong giai đoạn đầu. Một số quốc gia thành viên đã ngac nhiên khi thấy SAGE đã vượt qua thẩm quyền của mình để đưa ra quy định về sự cần thiết của các tiêu chuẩn về môi trường và sự cần thiết xây dựng các tiêu chuẩn này. Một loạt các công việc liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường đã được bắt đầu vào năm 1992 khi ISO thành lập Uỷ ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này. Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một hệ thống quản lý môi trường đồng nhất và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này. Công việc của TC 207 được chia ra trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặc biệt. Canada là ban thư ký của Uỷ ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban. Những công việc không thuộc phạm vi của TC 207 là các công việc liên quan đến các phuơng pháp kiểm tra ô nhiễm, đưa ra các giới hạn ô nhiễm và thiết lập các mức đánh giá hiệu quả hoạt động . Việc này tránh cho TC 207 liên quan đến các công việc chủ yếu thuộc thẩm quyền của các cơ quan luật pháp.
(Tin sưu tầm)